72 mẫu rèm cửa sổ đẹp giá tốt cập nhật mới nhất tháng 5/2023

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rèm trang trí cửa sổ khác nhau như rèm vải, Roman, rèm cầu vồng, rèm gỗ,… Nhằm giúp bạn lựa chọn được kiểu rèm phù hợp, bài viết dưới đây sẽ là chi tiết phân tích ưu nhược điểm các loại rèm cửa sổ để bạn có thể tham khảo! 

Đánh giá ưu nhược điểm 9 loại rèm hiện nay

1.Rèm vải 

Nhắc đến rèm thì rèm vải là loại rèm được nghĩ đến đầu tiên và cũng là loại rèm được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. 

Trong rèm vải, tuỳ vào chất liệu mà rèm vải cũng sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau như: rèm vải voan, rèm nhung, rèm vải bố,… 

  • Ưu điểm: Rèm vải dễ sử dụng, có nhiều mẫu mã, kiểu dáng. Rèm có khả năng che chắn, cách nhiệt tốt. 
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư rèm vải cao hơn so với các loại rèm khác và Không phù hợp với cửa có chiều cao dưới 1.5m.
Rèm Cửa Sổ
Rèm Cửa Vải Hiện Là Loại Rèm Được Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay

2. Rèm Roman 

Kiểu rèm roman cũng là kiểu rèm phổ biến, được sử dụng nhiều, rèm Roman phù hợp với những ô cửa sổ nhỏ, cao dưới 1.2m sẽ rất đẹp. 

  • Ưu điểm: Rèm dây rút dễ sử dụng, có khả năng chống nắng khá tốt.
  • Nhược điểm: Rèm Roman được may 1 lớp có tác dụng che nắng yếu, dễ bị xéo khi kéo và khó vệ sinh. Các cửa có chiều rộng và chiều cao hơn 1,5m khi kéo sẽ bị nặng.

3. Rèm Rainbow (cầu vồng) Hàn Quốc

Rèm cầu vồng Hàn Quốc đang là lựa chọn rất được ưa chuộng hiện nay, mẫu rèm gồm 2 lớp song song trong đó có 1 lớp vải cản sáng và 1 lớp vải trong, xếp cạnh nhau khi treo lên cửa sổ tạo hiệu ứng sáng tối, bắt mắt vào ban đêm. Được sử dụng bởi nhiều khách hàng và nhà thiết kế.

  • Ưu điểm: Rèm cầu vồng dễ sử dụng, kiểu dáng hiện đại, sang trọng và tiện lợi.
  • Nhược điểm: Không giặt được và yêu cầu về kích thước phải chính xác.

4. Rèm sáo gỗ

Rèm sáo gỗ đa phần được sử dụng trong phong cách Á Đông, gia chủ thích sự mộc mạc truyền thống. 

Rèm gỗ mang tới tuỳ chọn nhiều màu sắc đa dạng,  mang lại không gian trang nhã và sang trọng và được nhiều khách hàng sử dụng.

Rèm gỗ có 3 kích thước lá gỗ chính: 25mm, 35mm, 55mm.

  • Ưu điểm: mang tới không gian sang trọng, đẹp mắt, dễ sử dụng, nhiều màu sắc và dễ lau chùi.
  • Nhược điểm: Kéo nặng và không phải không gian, phong cách nhà nào cũng phù hợp.
Rèm Cửa Sổ1
Rèm Sáo Gỗ Đẹp Cho Không Gian Sang Trọng, Truyền Thống

5. Rèm sáo nhôm 

Rèm sáo nhôm được sử dụng hầu hết trong các không gian văn phòng, nhà bếp, phòng tắm. Rèm là vật liệu kim loại nên không thấm nước, dễ lau chùi và cho thời gian sử dụng bền bỉ với thời gian. 

  • Ưu điểm: nhiều màu sắc, dễ lau chùi, không thấm nước.
  • Nhược điểm: khi bị cong hoặc vênh thì khó sửa chữa, cản sáng không tuyệt đối.

6. Rèm cuốn 

Rèm cuốn là loại cửa mà chúng ta thường thấy ở các văn phòng, nhà hàng, quán ăn, quán cafe, rèm cuốn có nhiều mẫu mã và được làm bằng nhựa nên phù hợp hơn với việc sử dụng cho văn phòng.

  • Ưu điểm: Kiểu dáng đa dạng, màu sắc đa dạng, chống nắng tốt, dễ dàng sử dụng.
  • Nhược điểm: Không thể lắp đặt bên ngoài, kéo nặng, vật liệu dễ bong tróc khi va đập.

7. Rèm Triple (mành ngang)

Rèm mành ngang Triple là mẫu rèm đến từ Hàn Quốc, rèm gồm 3 lớp: 2 lớp trong suốt song song và 1 lớp vải ngang. Rèm có thể điều chỉnh dễ dàng bắt sáng khi lớp mành nằm ngang và rèm cản sáng khi lớp vải ở giữa thẳng, rất tiện lợi và dễ sử dụng.

  • Ưu điểm: mẫu mã hiện đại, sang trọng, cản nắng tốt, dễ sử dụng.
  • Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.

6. Rèm tổ ong 

Rèm tổ ong là loại rèm được tạo thành từ các ô lục giác có 6 cạnh xếp chồng lên nhau, khi kéo xuống để cản sáng các ô được căng ra để che nắng và cách nhiệt, khi kéo lại thì rất gọn gàng. 

  • Ưu điểm: chống nắng, cách nhiệt tốt đồng thời mang tới vẻ đẹp khác biệt và vô cùng cuốn hút. 
  • Nhược điểm: dễ bị ảnh hưởng bởi tác động thời tiết, chi phí đầu tư cao, tuổi thọ sử dụng rèm không bền. 
Rèm Cửa Sổ2
Hình Ảnh Rèm Cửa Sổ Tổ Ong

7. Rèm sáo lá dọc

Rèm sáo lá dọc là loại rèm được sử dụng trong các văn phòng, nhà xưởng,… 

Rèm được thiết kế kết cấu các lá rèm riêng lẻ, kết nối với nhau bằng hệ thống dây treo lên, rèm có thể kéo sang hai bên bằng dây kéo, có thể lật lá qua lại để cản nắng hoặc lấy sáng.

  • Ưu điểm: dễ sử dụng, thích hợp cho văn phòng, giá thành rẻ.
  • Nhược điểm: Hiệu quả chống nắng không tốt, dễ hỏng.

Các nguyên tắc về cách chọn rèm cửa đúng chuẩn

Việc lựa chọn rèm cửa cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ tổng thể của căn phòng nhằm tạo hiệu ứng sang trọng và thông thoáng nhất.

Gợi ý bạn chọn rèm cửa phù hợp với từng không gian để quá trình vệ sinh rèm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1.Không sử dụng thanh rèm quá ngắn

Nhiều người cũng lầm tưởng rằng chỉ chọn rèm phù hợp với cửa sổ là đẹp. Nhưng thực ra bạn nên chọn rèm có kích thước lớn hơn chiều rộng của cửa.

Một thanh treo dài sẽ giúp bạn tạo không gian thoáng đãng hơn khi buộc rèm hai bên. Quy tắc là chọn thanh rèm có chiều dài hơn chiều rộng của cửa sổ từ 24 đến 36 cm.

2. Sử dụng rèm đủ rộng

Để tạo ra một không gian sống đẹp và gọn gàng, hãy chọn rèm cửa có chiều rộng xấp xỉ 2,5 lần chiều rộng thực của khung cửa. 

3. Đặt thanh rèm cao hơn cửa sổ

Một nguyên tắc nhỏ khi treo rèm là thanh treo rèm phải cao hơn khung cửa.

Đặt thanh treo rèm cao hơn mép trên của khung cửa sổ ít nhất 12 đến 18 cm. Rèm treo cao sẽ tạo cảm giác không gian cao hơn, thoáng mát hơn.

4. Chọn loại vải phù hợp

Chất liệu của rèm cửa nên hài hòa với thiết kế nội thất của căn phòng. Các loại vải mỏng như voan, lụa, dệt kim rất thích hợp để trang trí và bắt ánh sáng nhẹ.

Hiện nay, rèm vải 2 lớp là loại cho khả năng chống nắng tốt nhất trong các loại vải cũng như mang lại vẻ đẹp tinh tế, hoàn mỹ cho không gian được nhiều người lựa chọn. 

5. Cân bằng độ dài của rèm

Chiều dài của rèm cửa cũng quyết định đến phong cách trang trí của không gian căn phòng. Nếu bạn thích sự gọn gàng và tối giản, bạn có thể chọn rèm lọt khung và không chạm sàn.

Còn nếu bạn muốn trông không gian trang nhã hơn thì  chọn rèm không khung có chiều dài chạm sàn nhà. Tuy nhiên, chiều dài rèm này còn phụ thuộc vào chất liệu rèm. Bởi rèm vải sẽ phải thiết kế dài hơn, rộng hơn cửa sổ. Còn đối với rèm cuốn, rèm roman thì có kích thước bằng với cửa sổ. 

6. Phong cách rèm

Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng rèm cửa khác nhau cho bạn lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách và không gian sống của ngôi nhà. 

Gợi ý: rèm roman, rèm cầu vồng có thiết kế tối giản hiện đại phù hợp với nhiều khung cửa sổ. Rèm sáo phù hợp cho việc vừa có thể che chắn, vừa có thể đón ánh sáng mặt trời và gió trong phòng khi điều chỉnh.

Hay những mẫu rèm may yếm diêm dúa, cổ điển sẽ phù hợp với những không gian phong cách cổ điển. 

Rèm Cửa Sổ3
Các Nguyên Tắc Về Cách Chọn Rèm Cửa Đúng Chuẩn

Mẫu rèm cửa sổ đẹp

Tổng hợp lại các mẫu rèm cửa sổ đẹp, sau đây Rèm Cửa Tốt xin giới thiệu đến bạn một số mẫu rèm cửa sổ xu hướng, được nhiều khách hàng lựa chọn bạn có thể tham khảo. 

1. Rèm cửa sổ phòng khách

Một bộ rèm đẹp giúp không gian phòng khách trở lên ấm cúng và trang trọng hơn  khi đón những vị khách ghé thăm. 

Rèm cửa sổ phòng khách không chỉ phải đảm bảo công năng che chắn mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Theo đó, những mẫu rèm gỗ và rèm vải sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian phòng khách trở lên sang trọng, hiện đại. 

Và gợi ý rèm cửa Roman nhiều màu sắc và hoa văn rực rỡ giúp thể hiện phong cách độc đáo của không gian cũng như cá tính của gia chủ. 

Rèm Cửa Sổ5
Rèm Cửa Sổ Phòng Khách
Rèm Cửa Sổ4
Rèm Gỗ Cửa Sổ Phòng Khách
Rèm Cửa Sổ6
Rèm Cửa Sổ Phòng Khách Đẹp

2. Rèm cửa sổ phòng ngủ

Rèm cửa sổ phòng ngủ không chỉ mang lại sự riêng tư, điều tiết ánh sáng phù hợp mà còn giúp không gian thư giãn trở lên ấm áp hơn. 

Như đã giới thiệu, hiện có nhiều loại rèm khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo mang lại khả năng che chắn, làm đẹp tối ưu bạn có thể tham khảo mẫu rèm cửa sổ vải. Hoặc điểm nhấn hơn bạn có thể lựa chọn rèm ngủ Roman vô cùng nổi bật và lạ mắt.  

Rèm Cửa Sổ7
Rèm Cửa Sổ Phòng Ngủ
Rèm Cửa Sổ10
Rèm Cửa Sổ Phòng Ngủ

3. Rèm cửa sổ văn phòng

Là không gian làm việc, do vậy khi lựa chọn rèm văn phòng bạn nên ưu tiên các yếu tố: giá thành phải chăng, khả năng che chắn và bắt ánh sáng tốt. 

Theo đó, những mẫu rèm cuốn, rèm sáo nhôm, rèm lá dọc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian văn phòng giúp không gian làm việc trở lên thoáng đãng, rộng mở hơn, không gây cảm giác gò bó khi làm việc. 

Rèm Cửa Sổ9
Rèm Cửa Sổ Văn Phòng
Rèm Cửa Sổ8
Rèm Cửa Sổ Văn Phòng
Rèm Cửa Sổ11
Rèm Cửa Sổ Phòng Trẻ Em

4. Rèm cửa sổ phòng trẻ em

Dành cho không gian trẻ em, cha mẹ nên ưu tiên những mẫu rèm mang tới cảm giác tươi sáng, năng động, kích thích tư duy của các bé. Theo đó, những mẫu rèm chống nắng có hoa văn vui nhộn, màu sắc bắt mắt như hồng, xanh dương sẽ vừa phù hợp với sở thích các bé cũng như mang tới không gian phòng điểm nhấn hơn.  

Rèm Cửa Sổ12
Rèm Hello Kitty Cho Bé Gái

5. Rèm cửa sổ phòng ăn

Vì là không gian nấu ăn, tụ họp của cả gia đình, do vậy khi lựa chọn rèm phòng bếp bạn nên ưu tiên chất liệu dễ vệ sinh, ít bám mùi và khả năng bắt nắng tốt để mang lại cảm giác thông thoáng.

Với những yếu tố chú ý trên, các mẫu rèm roman, rèm cầu vồng, rèm sáo nhôm, rèm gỗ sẽ là “ứng cử viên” xuất sắc cho không gian phòng bếp bạn có thể tham khảo. 

Rèm Cửa Sổ13
Rèm Cửa Sổ Phòng Ăn
Rèm Cửa Sổ14
Rèm Cửa Sổ Nhà Bếp

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại rèm cửa sổ, nguyên tắc chọn rèm cùng các mẫu rèm đẹp. Hy vọng rằng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn nhanh chóng, dễ dàng lựa chọn được mẫu rèm đẹp, ưng ý cho mình. 

5/5 - (12 bình chọn)